Câu hỏi thường gặp về tín dụng

Thẻ tín dụng là gì ?

Thẻ tín dụng là hình thức thanh toán thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt. Chủ thẻ sẽ có được một khoản vay ngắn hạn được phê duyệt dựa trên uy tín khách hàng, để thực hiện kế hoạch mua sắm ngay lập tức và thanh toán sau đó (hay còn gọi là chi tiêu trước, trả tiền sau). Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng với mức phí và lãi suất theo quy định của từng ngân hàng.

Điều kiện để mở thẻ tín dụng là gì ?

Điều kiện để khách hàng mở thẻ tín dụng là:

  • Quốc tịch Việt Nam, độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
  • Khách hàng có thu nhập rõ ràng, ổn định.
  • Có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu, nợ chú ý.
  • Địa chỉ thường trú, tạm trú rõ ràng, đúng như trển giấy tờ.
Một người có thể sở hữu tối đa bao nhiêu thẻ tín dụng ?

Một khách hàng có thể sở hữu tối đa 5 thẻ tín dụng. Việc cấp số lượng thẻ tín dụng từ thẻ thứ 3 trở lên tuỳ thuộc vào đánh giá của ngân hàng về lịch sử tín dụng và thu nhập của khách hàng chứng minh được với ngân hàng.

Thời hạn thẻ tín dụng là bao lâu ?

Thời hạn thẻ tín dụng tuỳ thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Thấp nhất 1 năm, tối đa 5 năm.

Các tổ chức thẻ tín dụng phổ biến ở Việt Nam ?

Hiện nay ở Việt Nam các tổ chức thẻ tín dụng phổ biến nhất là 3 tổ chức chính:

  • VISA : Thẻ VISA (VISA card) là loại thẻ thanh toán quốc tế do tổ chức Visa International Service Association – một mạng lưới thanh toán được thành lập tại Mỹ – liên kết với các ngân hàng khác nhau phát hành. t
  • Master Card: Thẻ MasterCard là một loại thẻ thanh toán quốc tế thuộc công ty MasterCard Worldwide, một công ty đa quốc gia có trụ sở ở Purchase, New York, Mỹ phát hành.
  • JCB: Thẻ JCB là một loại thẻ thanh toán quốc tế thuộc công ty Japan Credit Bureau có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản phát hành. 

Ngoài ra còn có các tổ chức thẻ tín dụng ít phổ biến hơn ở Việt Nam như:

  • Amex: Thẻ Amex là thẻ thanh toán quốc tế của công ty American Express Company. American Express Company, còn gọi là Amex, một công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ. Có trụ sở tại Three World Financial Center, thành phố New York.
  • UnionPay: UnionPay (gọi đầy đủ là China UnionPay) là công ty chuyên về công nghệ thanh toán toàn cầu có trụ sở tại Trung Quốc phát hành.
  • Napas: Napas có tên tiếng Anh là National Payment Services, là thương hiệu thẻ tín dụng thuộc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam phát hành.
Ngày sao kê thẻ tín dụng là gì ? Ngày đến hạn thanh toán là gì ?
  • Ngày sao kê thẻ tín dụng là ngày Ngân hàng gửi thông báo xác nhận các giao dịch thẻ của Chủ thẻ, lãi, phí phát sinh và các bút toán điều chỉnh (nếu có) và số tiền tối thiểu phải trả của Chủ thẻ.
  • Ngày đến hạn thanh toán: Là ngày cuối cùng bạn phải thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cho ngân hàng. Nếu vượt quá hạn thanh toán, lãi suất và một số loại phí khác sẽ phát sinh tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng. Bạn có thể thanh toán thẻ tín dụng ngay sau ngày sao kê thẻ tín dụng.
  • Ngày đến hạn thanh toán có thời gian tính từ ngày sao kê tối đa từ 15 – 25 ngày tuỳ từng loại thẻ.
Giao dịch mua sắm có để được miễn lãi lâu nhất khi nào ?

Để được thời gian miễn lãi dài nhất cho giao dịch mua sắm với từng loại thẻ thì thời điểm chi tiêu tốt nhất là sau ngày chốt sao kê thẻ.

45 ngày miễn lãi, 55 ngày miễn lãi là gì ?

45 ngày miễn lãi là thời gian tối đa được miễn lãi khi giao dịch mua sắm bao gồm 30 ngày trong chu kỳ thông báo giao dịch (TBGD) và 15 ngày của thời hạn thanh toán (15 ngày sau ngày sao kê).
Ví dụ: Thẻ khách hàng chốt sao kê vào mùng 1 hàng tháng, hạn thanh toán 16 hàng tháng.

55 ngày miễn lãi thời gian tối đa được miễn lãi khi giao dịch mua sắm bao gồm 30 ngày trong chu kỳ thông báo giao dịch (TBGD) và 25 ngày của thời hạn thanh toán (25 ngày sau ngày sao kê).
Ví dụ: Thẻ khách hàng chốt sao kê vào mùng 1 hàng tháng, hạn thanh toán 26 hàng tháng.

Để được thời gian miễn lãi dài nhất cho giao dịch mua sắm với từng loại thẻ thì thời điểm chi tiêu tốt nhất là sau ngày chốt sao kê thẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các loại phí của thẻ tín dụng ?

Thẻ tín dụng có rất nhiều loại phí, nhưng có loại phí chính sau đây (mức phí tuỳ quy đinh từng ngân hàng khác nhau, chúng tôi chỉ liệt kê ra)

  • Phí phát hành thẻ
  • Phí thường niên thẻ chính/phụ
  • Phí tin nhắn SMS
  • Phí giao dịch ngoại tệ
  • Phí rút tiền mặt ATM
  • Phí phạt trả chậm
  • Phí chi tiêu vượt hạn mức
  • Phí sao kê thẻ tín dụng.
  • Phí phát hành lại thẻ.

Ngoài ra một số ngân hàng còn có áp dụng thêm 1 số loại phí khác như:

  • Phí quản lý giao dịch đồng Việt Nam ở nước ngoài
  • Phí phát hành/cấp lại mã PIN giấy
  • Phí thay thế thẻ
  • Phí chọn số thẻ
  • Phí thay thế thẻ mất cắp/thất lạc
  • Phí thay đổi hạn mức thẻ
  • Phí thu nợ tự động
  • Phí thay đổi sản phẩm thẻ
  • Phí dịch vụ nhận tiền qua thẻ quốc tế MasterCard (MoneySend)
  • Phí tất toán trả góp trước hạn
  • Phí đóng thẻ trong vòng 12 tháng kể từ ngày phát hành lần đầu
  • Phí rút tiền dư có từ Thẻ tín dụng
Dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng là gì

Dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng là dịch vụ sử dụng hình thức thanh toán mua hàng tại cửa hàng, siêu thị, nhà hàng…. có sử dụng máy thanh toán POS của các ngân hàng, công ty chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng. Qua đó, khách hàng quẹt thẻ tín dụng thay vì thanh toán mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi cửa hàng, siêu thị… sẽ được quy đổi thành tiền mặt. Hình thức này giúp cho khách hàng tránh được bị tính lãi ngay khi rút và phí rút tiền cao khi rút tiền thẻ tín dụng tại cây ATM. Khách hàng được hưởng tối đa từ 45 – 55 ngày miễn lãi.

Đáo hạn thẻ tín dụng là gì ?

Đáo hạn thẻ tín dụng là một dịch vụ trong chuỗi dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng, theo đó bạn sẽ được bên dịch vụ cung cấp tiền để trả nợ cho ngân hàng khi tới hạn trả nợ thẻ tín dụng, mà bạn không có tiền trả cho ngân hàng. Bên cung cấp dịch vụ sẽ thanh toán số tiền bạn đang nợ trong kỳ sao kê sau đó thực hiện chi tiêu thanh toán mua hàng qua máy POS giống như khi bạn rút tiền từ thẻ tín dụng. Do khách hàng đã được thanh toán toàn bộ dư nợ và thực hiện chi tiêu mới nên khách hàng sẽ không bị phát sinh lãi, phí phạt cũng như được hưởng thêm 30 ngày miễn lãi cho đến ngày thanh toán cuối kỳ sao kê tiếp theo.

Thời điểm đáo hạn thẻ tín dụng tốt nhất ?

Thời điểm đáo hạn thẻ tín dụng tốt nhất là sau ngày chốt sao kê, khi khách hàng nhận được tin nhắn. Lúc đó khách hàng nên chủ động liên hệ với bên cung cấp dịch vụ để thực hiện đáo hạn, vừa tránh được ngày cuối hạn thanh toán số lượng giao dịch nhiều, nguồn tiền cũng đảm bảo hơn. Và tránh bị ngân hàng để ý giao dịch những ngày hạn cuối thanh toán thẻ tín dụng.

Vay tín chấp là gì ?
  • Vay tín chấp là một trong những hình thức vay vốn của ngân hàng. Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ mà ngân hàng quyết định cho bạn vay hay không? Dựa vào nhu cầu của bạn muốn vay vốn để phục vụ cho các mục đích cá nhân, đó có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, du lịch hoặc vay trả góp…
Thủ tục vay tín chấp gồm những gì ?
  • Thủ tục vay tín chấp cơ bản bao gồm cmnd/cccd, sổ hộ khẩu ( sổ tạm trú kt3 hoặc giấy xác nhận tạm trú ), chứng minh thư.  Các điều kiện khác tùy thuộc từng hình thức vay cụ thể.
    Ví dụ như vay theo lương, bạn cần có hợp đồng lao động, hoặc giấy xác nhận công tác, sao kê lương ngân hàng hoặc phiếu xác nhận lương có đóng dấu do công ty chứng thực…
CIC là gì ?

CIC là cách viết tắt của cụm từ Credit Information Center. Đây là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam. Nơi đây chuyên lưu giữ thông tin của khách hàng vay vốn tại Việt Nam. Trước khi ngân hàng / công ty tài chính đồng ý xét duyệt khoản vay sẽ gửi hồ sơ của khách hàng lên CIC để kiểm tra Khách hàng có nợ xấu hoặc đang có khoản vay ở ngân hàng / công ty tài chính nào khác.

Không có hộ khẩu thường trú tại nơi vay có được không?
  • Khách hàng có thể vay vốn nếu không có hộ khẩu thường trú tại nơi vay, khách hàng chỉ cần có hộ khẩu tạm trú/KT3 là đủ yêu cầu.
  • Một số sản phẩm vay chỉ cần cung cấp giấy phép lái xe có thể thay thế cho hộ khẩu.
Vay tín chấp có phải chứng minh mục đích sử dụng vốn không?
  • Sản phẩm vay tín chấp mục đích chính là tiêu dùng bao gồm: mua sắm, sửa nhà, mua xe, học phí… không bao gồm mục đích kinh doanh, vay hộ…
Nợ chú ý, nợ xấu là gì ?

Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay) theo 05 nhóm như sau:

  • Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) : Nợ quá hạn dưới 10 ngày.
  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) :  Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):  Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) : Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày.

Đối với những khoản vay mà khách hàng chậm nợ trên 10 ngày (nợ chú ý) trở lên thì đa số ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty tài chính sẽ đánh giá điểm tín dụng của khách hàng khá thấp và hạn chế cho vay. Vì vậy khách hàng nên chú ý trả nợ đúng hạn và đầy đủ theo hợp đồng đã ký kết, tránh bị xếp hạng tín dụng thấp ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn sau này.

Chưa có hợp đồng lao động chính thức có vay được không ?
  • Sản phẩm vay tín chấp của các công ty tài chính có hỗ trợ khách hàng chưa có hợp đồng lao động chính thức, vẫn đang trong thời gian thử việc. Miễn là khách hàng đã làm việc được từ 3 tháng trở lên, lĩnh lương đủ 3 tháng là có thể làm hợp đồng vay tín chấp được.
Tôi làm mất hợp đồng lao động có thể vay tín chấp được không ?
  • Khách hàng hoàn toàn có thể bổ sung giấy tờ thay thế hợp đồng lao động như:
    – Xác nhận công tác, quyết định bổ nhiệm, quyết định nâng lương.
    – BHYT do công ty cấp.
    – Xác nhận nhân sự có đóng dấu công ty.
Hạn mức vay tối đa của vay tín chấp là bao nhiêu ?
  • Bình thường, khoản vay tối đa gấp 6 – 8 lần thu nhập.
  • Đối với khách hàng ưu tiên, khoản vay tối đa gấp 10 đến 15 lần thu nhập.
  • Hạn mức tối đa vay lên tới 900 triệu với sản phẩm vay tín chấp của Shinhan Bank
Thời gian vay tối thiểu, tối đa của vay tín chấp là bao lâu ?
  • Thời gian vay tối thiểu của tín chấp là 6 tháng, tối đa là 60 tháng.
  • Bước nhảy trung bình từ 3 tháng đến 1 năm tuỳ sản phẩm của từng ngân hàng/công ty tài chính.
Lãi suất vay tín chấp là bao nhiêu ?
  • Lãi suất vay tín chấp của ngân hàng dao động từ 10% – 32%/năm tính trên dư nợ giảm dần tuỳ từng sản phẩm.
  • Lãi suất vay tín chấp của công ty tài chính dao động từ 30%-75%/năm tính trên dư nợ giảm dần.
Lãi suất giảm dần là gì, lãi suất phẳng là gì ?
  • Lãi suất trên dư nợ giảm dần là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các tháng trước đó.

    VD: Khi bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng)
    – Tháng đầu tiên, lãi được tính trên 50.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc 5.000.000đ.
    – Tháng thứ hai, lãi sẽ chỉ tính trên 45.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc thêm 5.000.000đ.
    – Tháng thứ 3, lãi sẽ chỉ tính trên 40.000.000đ…Các tháng tiếp theo sẽ lãi sẽ được tính tiếp tục tương tự theo cách thức này.

  • Lãi suất trên dư nợ gốc là lãi sẽ được tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay.

    VD: Khi bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng). Trong suốt 12 tháng, lãi luôn được tính trên số tiền nợ gốc 50.000.000đ.

Bảo hiểm khoản vay là gì ?
  • Bảo hiểm khoản vay là hình thức bảo hiểm cho khoản vay tín dụng của bạn tại ngân hàng hay 1 công ty tài chính nào đó để bảo vệ khoản vay đó, trường hợp người vay có sự cố hay tai nạn xảy ra không trả được nợ bên bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ số nợ đó cho bên đơn vị cho vay.
  • Chi phí bảo hiểm khoản vay dao động từ 0,2%-7,5% tuỳ sản phẩm vay.
  • Số tiền bảo hiểm khoản vay tín chấp sẽ được cộng vào gốc của số tiền vay của khách hàng rồi mới tính lãi.
Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không ?
  • Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi khách hàng vay vốn tại TCTD.

    Như vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Việc mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay do TCTD và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm, qua đó đảm bảo cho khách hàng sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm và góp phần hỗ trợ TCTD kiểm soát chất lượng tín dụng.

Nếu đang vay thế chấp thì có được vay tín chấp không?

– Có thể

– Điều đó tùy vào sự đánh giá của bộ phận thẩm định vào khả năng trả nợ của bạn (dựa vào thu nhập) nếu đồng thời có hai khoản vay. Mặt khác, còn căn cứ vào lịch sử tín dụng hiện tại của bạn có tốt hay không. Lịch sử tín dụng tức là lịch sử trả nợ của bạn cho các khoản vay trong quá khứ đến thời điểm hiện tại. Lịch sử tín dụng tốt dựa vào hai yếu tố sau:

  • Trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ, nếu có quá hạn thì không quá 3 ngày làm việc.
  • Nếu có sử dụng thẻ tín dụng thì chủ thẻ không có các khoản nợ thẻ lâu ngày, quá hạn cho phép.
  •  
Quy trình thẩm định diễn ra như thế nào?

Quy trình thẩm định gồm 2 bước:

Bước 1: Nhân viên thẩm định sẽ gọi điện về nhà và điện thoại công ty bạn để xác minh thông tin qua điện thoại.

Bước 2: Nhân viên thẩm định sẽ đến nhà và công ty bạn để xác minh thực tế.

  • Nếu 2 bước trên diễn ra suôn sẻ, bạn sẽ được thông báo mang bản gốc lên trung tâm khách hàng để đối chiếu. Nếu đối chiếu không có vấn đề gì sẽ được ký hợp đồng vay.

Một số vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thẩm định và hướng giải quyết.

  • Sai sót về giấy tờ: Các loại giấy tờ như: Hộ khẩu, CMND, bằng lái xe, hợp đồng lao động rất dễ bị sai sót hoặc thông tin thể hiện không rõ ràng. Khách hàng phải bổ sung các loại giấy xác nhận rõ ràng đầy đủ, hoặc phải nhờ công ty hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉnh sửa rồi xác nhận lại.
  • Sai sót về địa chỉ nhà: Địa chỉ nhà hiện tại của khách hàng không giống địa chỉ thể hiện trên giấy tờ. Khách hàng phải bổ sung quyết định thay đổi biển số nhà, hoặc nhờ Uỷ ban nơi cư trú xác nhận lại địa chỉ.
  • Thẩm định qua điện thoại: Người nhà khách hàng trả lời điện thoại của bộ phận thẩm định và cung cấp thông tin về khách hàng không chính xác. Tốt nhất, khách hàng nên dặn trước người nhà chuẩn bị để cung cấp thông tin chính xác.
  • Thẩm định trực tiếp: Nhân viên thẩm định đến nhà xác minh nhưng không gặp được khách hàng ở nhà, hoặc đến công ty xác minh nhưng không gặp được khách hàng ở công ty. Thông thường, trước khi thẩm định trực tiếp, nhân viên tư vấn sẽ thông báo cho khách hàng biết trước ngày thẩm định. Vì vậy, vào ngày thẩm định, khách hàng nên sắp xếp thời gian của mình trước để việc thẩm định diễn ra suôn sẻ.
  •  
Có thể trả nợ ngân hàng/công ty tài chính bằng những cách nào?

Hình thức trả nợ ngân hàng/công ty tài chính rất linh hoạt, khách hàng có thể sử dụng các hình thức sau:

  • Chuyển khoản qua ngân hàng
  • Đến trực tiếp ngân hàng
  • Đăng ký dịch vụ thanh toán nợ tự động tại ngân hàng vay vốn.
  • Thanh toán qua các điểm thu hộ như: Thế giới di động, Điện Máy Xanh, FPT shop, Viettel Store, Bưu điện…
  • Thanh toán qua các ví điện tử như : Momo, Payoo, Ngân lượng, Viettelpay…
  •  
Nếu đến hạn thanh toán khoản vay, tôi chưa kịp thanh toán thì có bị phạt không?

Nếu đến hạn thanh toán khoản vay, bạn chưa kịp thanh toán thì sẽ mất 1 khoản phí phạt trả chậm. Mức phí phạt cụ thể tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.

Tôi có thể thanh toán sớm khoản vay không?
  • Khách hàng hoàn toàn có thể thanh khoản sớm khoản vay khi có đủ tiền để tất toán sớm. Tuy nhiên khách hàng có thể mất chi phí tất toán sớm do phá hợp đồng đã ký kết với ngân hàng/công ty tài chính. Phí phá hợp đồng này có thể thay đổi theo thời gian tuỳ vào quy định của từng ngân hàng/công ty tài chính.
  • Phí tất toán dao động từ 1-5% dư nợ gốc còn lại.
Vay thế chấp là gì ?

Vay thế chấp là hình thức cho vay có đảm bảo tài sản, ví dụ: cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng nhà đất hay bằng chính ô tô mua, cho vay tiêu dùng cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm… Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng ngân hàng sẽ giữ giấy tờ liên quan và nếu người vay không thể trả được nợ cho ngân hàng phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.

Vay thế chấp thường áp dụng với khoản vay lớn do có tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay thấp hơn so với vay tín chấp.

Vay thế chấp có những loại phí nào?

Khách hàng cần trả một số loại phí như phí công chứng thế chấp, phí trả nợ trước hạn, phí thẩm định tài sản thế chấp, phí đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, phí bảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm nhân thọ, phí phạt trả nợ trễ hạn… 

CIC là gì ?

CIC là cách viết tắt của cụm từ Credit Information Center. Đây là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam. Nơi đây chuyên lưu giữ thông tin của khách hàng vay vốn tại Việt Nam. Trước khi ngân hàng / công ty tài chính đồng ý xét duyệt khoản vay sẽ gửi hồ sơ của khách hàng lên CIC để kiểm tra Khách hàng có nợ xấu hoặc đang có khoản vay ở ngân hàng / công ty tài chính nào khác.

Nợ chú ý, nợ xấu là gì ?

Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay) theo 05 nhóm như sau:

  • Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) : Nợ quá hạn dưới 10 ngày.
  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) :  Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):  Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) : Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày.

Đối với những khoản vay mà khách hàng chậm nợ trên 10 ngày (nợ chú ý) trở lên thì đa số ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty tài chính sẽ đánh giá điểm tín dụng của khách hàng khá thấp và hạn chế cho vay. Vì vậy khách hàng nên chú ý trả nợ đúng hạn và đầy đủ theo hợp đồng đã ký kết, tránh bị xếp hạng tín dụng thấp ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn sau này.

Nếu đến hạn thanh toán khoản vay, tôi chưa kịp thanh toán thì có bị phạt không?

Nếu đến hạn thanh toán khoản vay, bạn chưa kịp thanh toán thì sẽ mất 1 khoản phí phạt trả chậm. Mức phí phạt cụ thể tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.

Tôi có nợ xấu, nợ chú ý thì có được vay không?

Tùy thuộc việc bạn thuộc nhóm nợ xấu nào, ngân hàng quyết định bạn có thể được vay hoặc không. Nếu thuộc nhóm nợ xấu 1, bạn vẫn có thể được vay. Nếu thuộc nhóm nợ xấu 2,3,4,5 thì hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều không cho vay. Thông tin nợ xấu sẽ được lưu giữ trong vòng 5 năm và trong khoảng thời gian này, bạn không thể vay được.

Nếu khách hàng thuộc nhóm nợ chú ý đã tất toán sau 12 tháng thì vẫn có thể vay thế chấp được.

Tôi nộp hồ sơ sau bao lâu thì được duyệt?

Thời gian duyệt vay thế chấp có thể là vài ngày cho đến vài tuần tùy từng ngân hàng và gói vay.

Khách hàng cung cấp đầy đủ giấy tờ theo quy định để hồ sơ được phê duyệt nhanh nhất.

Số tiền vay tối đa là bao nhiêu ? Thời gian vay tối đa là bao lâu

Số tiền bạn được vay tùy thuộc vào tình hình tài chính và khả năng trả nợ của bạn. Về thời gian vay, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn thời gian vay phù hợp với nguồn tài chính của bạn.

  • Số tiền vay tối đa lên tới 85% giá trị tài sản.
  • Thời gian vay tối đa lên tới 25 năm.
Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ là gì ?
  • Khách hàng cá nhân, hộ gia đình là người Việt Nam hoặc Việt Kiều vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
  • Người vay phải là người có đủ năng lực pháp lý và trên 18 tuổi, không quá 60 tuổi
  • Khách hàng cá nhân phải có hộ khẩu hoặc tạm trú dài hạn tại nơi thực hiện vay
  • Khách hàng phải đảm bảo khả năng tài chính để trả nợ, có thu nhập ổn định hàng tháng (có hồ sơ chứng minh tài chính)
  • Sổ đỏ dùng để thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc được bảo lãnh bởi quyền sở hữu của người thứ 3
  • Cá nhân vay vốn thế chấp sổ đỏ phải có mức đánh giá tín dụng tốt, không có nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
Hồ sơ vay thế chấp nhà đất bao gồm những gì ?
  1. Giấy đăng ký vay vốn theo mẫu của ngân hàng.
  2. Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú, CMND hoặc hộ chiếu.
  3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  4. Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng, khả năng trả nợ.
  5. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm.
Sổ đỏ nhà tôi có tên Hộ gia đình trong phần sở hữu có vay được không ?
  1. Hiện tại hầu như các ngân hàng không hỗ trợ sổ đỏ có phần chủ sở hữu có chữ “Hộ”, “Hộ gia đình”
    Ví dụ: Hộ ông Nguyễn Văn A, Hộ gia đình bà Trần Thị B…

    Lý do vì liên quan thủ tục đến nhiều người, vì trong 1 hộ gia đình có thể bao gồm nhiều gia đình nhỏ có chung cùng huyết thống…dẫn đến việc ký công chứng sẽ gặp khó khăn rất nhiều.

Tôi muốn vay sửa chữa nhà nhưng không có giấy phép xây dựng có được không?

Nếu việc sửa chữa không làm thay đổi kết cấu bên ngoài của nhà thì không cần xin giấy phép xây dựng.

Sổ đỏ, căn hộ là tài sản riêng trong khi tôi có gia đình có vay được không ?

Khách hàng hoàn toàn có thể vay được khi xin được xác nhận sổ đỏ, căn hộ đó là tài sản riêng của khách hàng.

Trong suốt quá trình vay tôi có thể yêu cầu Ngân hàng đổi tài sản đang thế chấp với Ngân hàng được không?

Quý khách có thể đổi trong trường hợp Quý khách hàng có thể cung cấp một tài sản đảm bảo khác đủ điều kiện.

Vay kinh doanh có tài sản đảm bảo / vay bổ sung vốn lưu động lãi trả bao lâu 1 lần ?

Với sản phẩm vay kinh doanh có tài sản đảm bảo / vay bổ sung vốn lưu động lãi có thể trả theo tháng hoặc theo quý.

Khi thế chấp tài sản nhà đất, ô tô tôi có quyền sử dụng tiếp những tài sản đó không ?

Người đi vay vẫn có quyền sở hữu tài sản: Ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản. Tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người đi vay và bạn vẫn có thể sử dụng.

Tôi có thể vay thế chấp xe cũ được không ?

Khách hàng hoàn toàn có thể thế chấp xe cũ chính là xe mua. Năm sản xuất (đời xe) không vượt quá quy định từng ngân hàng là được.

Vay thế chấp xe tôi có được giữ đăng ký xe gốc không ?

Theo quy định khi khách hàng vay thế chấp xe ô tô thì đăng ký xe sẽ được lưu giữ tại ngân hàng. Khách hàng sẽ được cấp một bản photo có công chứng đăng ký xe và giấy phép đi đường dành cho chủ xe đó. Giấy phép có hạn trong vòng vài tháng để đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Tôi trả nợ vay thế chấp ngân hàng bằng cách nào

Với các khoản vay thế chấp, ngân hàng sẽ mở cho khách hàng một tài khoản thanh toán. Khách hàng có thể nộp tiền trực tiếp vào tài khoản đó tại quầy giao dịch hoặc các cây CDM, chuyển khoản từ ngân hàng khác vào tài khoản thanh toán đó. Đến ngày thu nợ hệ thống sẽ tự động cắt nợ cho khách hàng.

Hy vọng với những giải đáp trên sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về các sản phẩm vay và thẻ tín dụng